I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ
Ảnh: Trụ sở Huyện ủy Kinh Môn
Là vùng đất cổ trong quá trình dựng nước và giữ nước, Kinh Môn đã ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử, là cơ sở cách mạng ở vùng đồng bằng Bắc bộ trong những năm 1930-1945. Trước yêu cầu của cách mạng, ngày 23/10/1945 tại nhà đồng chí Nguyễn Văn Trù - thôn Hán Xuyên xã Thất Hùng, đồng chí Trần Cung thay mặt Tỉnh ủy tuyên bố kết nạp và thành lập Chi bộ cộng sản huyện Kinh Môn gồm 6 đ/c do đ/c Nguyễn Văn Trù là Bí thư Chi bộ cộng sản.
Ngay sau khi được thành lập, các đồng chí đảng viên được phân công về cơ sở, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng. Trên cơ sở nòng cốt các cán bộ Việt Minh ở huyện và xã, chi bộ đã lựa chọn bồi dưỡng phát triển vào hàng ngũ của Đảng. Số đảng viên tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 2 năm 1946, toàn huyện có tới 30 đảng viên sinh hoạt ở 3 chi bộ. Cuối tháng 2 năm 1946 Tỉnh ủy Hải Dương đã chỉ định Ban Chấp hành Huyện ủy Kinh Môn. Sau khi Huyện ủy lâm thời được chỉ định, Đảng bộ huyện Kinh Môn được thành lập, công tác phát triển Đảng được đẩy mạnh. Tính đến tháng 6 năm 1946 toàn huyện đã có hàng trăm đảng viên, nhiều chi bộ ghép liên xã được thành lập. Cuối tháng 6/1946, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kinh Môn mở rộng họp tại thôn Đích Sơn, xã Hiệp Hòa và bầu Ban Chấp hành mới. Chỉ sau hơn 1 năm được thành lập, huyện đã kết nạp được trên 100 đảng viên.
Đảng bộ huyện Kinh Môn ra đời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo trong thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng bộ huyện Kinh Môn đã lãnh đạo quân và dân Kinh Môn thực hiện lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất tề đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
Huyện Kinh Môn nằm ở vị trí chiến lược quan trọng ở Bắc Bộ, nên cuộc chiến đấu của nhân dân Kinh Môn diễn ra quyết liệt cả trong kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Qua 2 cuộc kháng chiến, huyện Kinh Môn đã có 3.422 liệt sỹ, 965 thương binh, 663 bệnh binh, 351 bà mẹ được Nhà nước phong tặng bà mẹ Việt Nam anh hùng, 5 xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà vinh dự được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân, Huy chương cao quý.
Sau ngày thống nhất đất nước, nhân dân Kinh Môn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã đoàn kết, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, bức tranh kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện miền núi, giờ đây, Kinh Môn đã vươn mình, khẳng định là trung tâm kinh tế vùng Đông Bắc tỉnh Hải Dương kết nối với vùng thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là từ sau 20 năm tái lập huyện đến nay. Giá trị sản xuất năm 2016 đạt 25 nghìn 632 tỷ đồng, tăng 8,7 lần so với năm 1997, tốc độ tăng trưởng bình quân 20 năm qua là 12,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thu nhập bình quân đầu người tăng, Năm 2016 đạt 43,7 triệu đồng, tăng gấp 8 lần so với năm 1997. Đời sống của nhân dân được nâng cao. Huyện Kinh Môn dẫn đầu toàn tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 22 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới được chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh trong năm 2017. Hạ tầng cơ sở của huyện sau 20 năm tái lập cũng được đầu tư, xây dựng ngày càng khang trang, hiện đại hướng đến diện mạo mới của thị xã Kinh Môn. Tốc độ đô thị hoá nhanh, Thị trấn Kinh Môn mở rộng được công nhận đô thị loại 4. Huyện tiếp tục hoàn thiện quy hoạch thị xã Kinh Môn, quy hoạch thêm 8 xã trở thành phường đến năm 2020.
Năm 2016, Di tích lịch sử danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt – sẽ là điểm đến hấp dẫn với du khách gần xa. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới y tế được đầu tư xây dựng. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng. 103/112 làng và khu dân cư đạt danh hiệu làng, khu dân cư văn hoá. An ninh chính trị được giữ vững. Quốc phòng quân sự địa phương được củng cố và tăng cường.
Trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Đảng bộ huyện Kinh Môn có 58 tổ chức cơ sở đảng với trên 7.790 đảng viên. Nhiều năm liền Đảng bộ, chính quyền huyện Kinh Môn được Trung ương, tỉnh công nhận Đảng bộ, chính quyền trong sạch vững mạnh và được tặng nhiều phần thưởng cao quý; năm 2016 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kinh Môn vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện.
II. CÁC BAN XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐOÀN THỂ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ HUYỆN
1. Ban Tổ chức Huyện ủy
2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy
3. Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ
4. Ban Dân vận Huyện ủy
5. Văn phòng Huyện ủy
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện
7. Liên đoàn Lao động huyện
8. Huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
9. Hội Nông dân huyện
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
11. Hội Cựu chiến binh huyện
12. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện
III. TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN
- Số tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện: 58, trong đó có 25 đảng bộ xã, thị trấn.
- Tổng số đảng viên của Đảng bộ (tính đến 30/6/2018): 7.793 đảng viên.
IV. DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KHÓA XXIV, NHIỆM KỲ 2015-2020
STT | Họ và tên | Chức vụ , đơn vị công tác |
1 | Sái Thị Yến | Tỉnh ủy viên - Bí thư Thị ủy, ChỦ tịch HĐND thị xã Kinh Môn |
2 | Trương Đức San | Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã |
3 | Bùi Xuân Lộc | Phó bí thư Thường trực Thị ủy |
4 | Phạm Văn Đông | TVTU, Trưởng Ban Dân vận - Chủ tịch UBMTTQ |
5 | Hà Đình Chiến | TVTU, Trưởng Ban Tổ chức - Trưởng phòng Nội vụ thị xã |
6 | Nguyễn Văn Cường | TVTU, PCT Thường trực UBND thị xã |
7 | Nguyễn Ngọc Ánh | TVTU, Trưởng Công an thị xã |
8 | Nguyễn Đình Ngà | TVTU, Chỉ huy trưởng BCH QS |
9 | Lại Văn Lương | TVTU, Phó Chủ tịch HĐND thị xã |
10 | Nguyễn Văn Tuy | TVTU, Chủ nhiệm UBKT Thị ủy- Chánh Thanh tra |
11 | Nguyễn Văn Hùng | TVTU, Bí thư Đảng ủy P.An Lưu |
12 | Lãnh Duy Tiến | TVTU, Chánh Văn phòng Thị ủy |
13 | Nguyễn Văn Đức | TVTU, Bí thư Đảng ủy phường An Lưu |
14 | Lê Văn Điền | TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã |
15 | Mạc Thị Huyền | TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã |
16 | Nguyễn Thị Hà | TUV, Phó Trưởng Ban Dân vận Thị ủy |
17 | Nguyễn Đạo Trung | TUV, Trưởng phòng LĐTBXH thị xã |
18 | Ngô Xuân Phương | TUV, Bí thư Đảng ủy xã Quang Thành |
19 | Nguyễn Văn Đảo | TUV, Trưởng phòng Quản lý đô thị |
20 | Nguyễn Văn Hoàn | TUV, Trưởng phòng Tài nguyên và MT, Bí thư Đảng ủy P.An Phụ |
21 | Trần Văn Pha | TUV, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch |
22 | Nguyễn Văn Hinh | TUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường An Sinh |
23 | Mạc Đăng Khôi | TUV, Giám đốc TTVHTT thị xã |
24 | Nguyễn Xuân Hạ | TUV, Trưởng phòng Kinh Tế |
25 | Hoàng Minh Côi | TUV, Chủ tịch Hội Nông dân |
26 | Nguyễn Văn Thấn | TUV, Chủ tịch Liên đoàn Lao động |
27 | Nguyễn Văn An | TUV, Bí thư Đảng ủy xã Thăng Long |
28 | Vũ Đình Thưởng | TUV, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thị xã |
29 | Lê Thị Chinh | TUV, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị xã |
30 | Lê Trung Kiên | TUV, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Quận |
31 | Nguyễn Thị Oanh | TUV, Chánh Văn phòng HĐND-UBND |
32 | Nguyễn Thị Hương | TUV, Phó trưởng Ban Tổ chức |
33 | Vũ Hồng Hải | TUV, Trưởng phòng GD&ĐT |
34 | Nguyễn Thị Hường | TUV, Phó Trưởng ban Tuyên giáo |
35 | Bùi Thế Hưng | TUV, Chánh án Tòa án nhân dân thị xã |
36 | Trần Khắc Quyền | TUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Minh Tân |
37 | Bùi Đức Mạnh | TUV, Bí thư Đảng ủy phường Hiến Thành |
38 | Nguyễn Thị Thấm | TUV, Phó Chủ nhiệm UBKT Thị ủy |
39 | Vũ Thị Bích Quỳnh | TUV, Phó Chủ tịch MTTQVN |